Tác phẩm đoạt giải

Phát triển tính quy luật và quy luật chính trị với định vị chiến lược vị thế, nâng cao năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay
Bài 1: Phát triển tính quy luật và quy luật chính trị với định vị chiến lược vị thế, nâng cao năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay

Tháng 5-1969, trongDi chúccủa mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”(1). Và, 42 năm sau đó,trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011),Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội...”(2).

 Đảng cầm quyền, đối với chúng ta, vẫn luôn là vấn đề cực kỳ hệ trọng, hết sức phong phú và mới mẻ. Năm 2011, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”(3). Năm 2016, tại Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định: “Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền”(4). Đó là những nội dung chủ yếu của hai trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng trong tầm nhìn 2016 - 2021(5).

 

Rõ ràng, trước yêu cầu mới đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, chưa khi nào như hiện nay, vấn đề đảng cầm quyền càng trở nên cấp bách. Đây là việc rất cơ bản, mệnh hệ, xuyên suốt và quán xuyến các quyết sách chính trị và thực tiễn cầm quyền của Đảng ta không chỉ hơn 70 năm qua và hiện nay đang đặt ra những vấn đề rất mới cần giải quyết vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược. Qua thực tiễn, một trong những kinh nghiệm lớn ngày càng chứng tỏ trên phương diện này là,chúng ta khó có thể giải quyết thành công một vấn đề sai lầm nào đó bằng cái tư duy đã “đẻ” ra nó.Vì, chính trị không được đặt trên nền tảng chân lý chỉ là chính trị mù quáng, khi đó vô hình nó đã sỉ nhục chân lý, và nhất định chính trị sẽ tự diệt vong.

 

 Do vậy, trong rất nhiều vấn đề quan trọng chung quanh việc nâng cao vị thế, năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu vềphương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luậtchính trịmang ý nghĩa phương pháp luậncó ý nghĩa cơ bản và cấp bách, cần giải quyết:

 

Quy luật cầm quyền với tính chính danh và chính pháp của Đảng

 

Lịch sử Việt Nam hơn 86 năm qua, nhìn bao quát, có thể nói làlịch sử đất nước lựa chọn, khẳng định và thực thi mục tiêu phát triển đất nước gắn với sự lựa chọn đảng chính trị lãnh đạo đất nước vì mục tiêu đó.Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử dân tộc, nhân dân Việt Nam lựa chọn là người duy nhất cầm quyền, là người duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong “một rừng” đảng phái chính trị ở Việt Nam ngay từ lúc đương thời mới sinh ra và tới hiện nay, trải hơn 86 năm. Nói cụ thể, lịch sử đất nước những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX làlịch sử dân tộc Việt Nam lựa chọn và khẳng định mục tiêu phát triển gắn với sự lựa chọn đảng chính trị lãnh đạo đất nước bị rên xiết trong vòng nô lệ bởi xiềng xích thực dân, vì mục tiêu đó.Từ lịch sử dân tộc cho thấy, lúc bấy giờ, sự ra đời của các đảng chính trị đủ màu sắc và quy mô, là cuộc đấu tranh giữa các đảng chính trị trong việc giành vị thế cầm quyền đất nước... Và, tất cả được thử thách qua sự lựa chọn và đào thải của lịch sử, ở nước ta.

 

Năm 1930, qua hơn nửa thế kỷ, kể từ năm 1858, lúc bấy giờ, đất nước rên xiết trong vòng nô lệ của chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ phong kiến, tương lai dân tộc độc lập, nhân dân được thực thi và hưởng thụ quyền dân chủ, dường như bế tắc, không có lối thoát. Độc lập tự do hay là chết? Hàng loạt cuộc khởi nghĩa do giai cấp nông dân, các sĩ phu yêu nước Việt Nam ngõ hầu trả lời câu hỏi lịch sử đó, nhưng đều lần lượt thất bại. Các đảng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta lúc bấy giờ nhảy ra tranh đoạt vũ đài lịch sử dân tộc, đông đúc chưa từng thấy: Từ đảng của giai cấp nông dân nhưNghĩa hưng(năm 1907); đảng của giai cấp tư sản, địa chủ, nhưLập hiến(năm 1923)... tới đảng của tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức tiểu tư sản, nhưViệt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên, Đảng An Nam độc lập(năm 1927),Việt Nam quốc dân đảng(năm 1927)... rồi đảng của bọn tay sai của đế quốc Pháp và phát - xít Nhật, nhưĐại Việt quốc gia xã hội đảng,Đại Việt quốc dân đảng(những năm 40 tới khi Việt Nam giành được độc lập bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945), các đảng phản động, nhưViệt Nam quốc dân đảng(Việt Quốc),Việt Nam cách mạng đồng minh hội(Việt Cách)... Trong số ấy, chỉ một số đảng mong chấn hưng đất nước nhưng “lực bất tòng tâm”, số còn lại những mưu toan tính biến đất nước thành nơi thử nghiệm những mưu đồ chính trị của giai cấp, tầng lớp họ. Nhưng rốt cuộc, tất cả những đảng đó đã lùi vào dĩ vãng của lịch sử và bị dân tộc chôn vùi rất lặng lẽ trái với sự huyên náo đến hỗn loạn lúc các đảng này xuất hiện trên chính trường Việt Nam lúc bấy giờ. Các đảng này hoặc tự phải diệt vong hoặc bị giải tán. Theo đó, các giai cấp, tầng lớp đại diện cho các đảng đó cũng cáo chung vai trò lãnh đạo dân tộc: Từ giai cấp nông dân, giai cấp tư sản, địa chủ tới tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức tiểu tư sản... Câu hỏi thách thức của lịch sử về vị trí, vai trò của đảng chính trị đối với vận mệnh cứu đất nước khỏi vòng nô lệ, nhân dân khỏi xiềng xích vong quốc nô, lầm than... vẫn đang bỏ ngỏ.

 

Đồng thời trong thời gian ấy,Đảng Cộng sản Việt Namra đời. Trên phương diệnchủ quan, không ồn ào như các đảng trên ra đời từ sớm, mà trái lại, do Đảng Cộng sản bị kẻ thù vây bủa, đàn áp đẫm máu, bị các đảng khác đương thời chèn ép, tranh đoạt, đã lặng lẽ hiện diện, thậm chí ở nước ngoài. Bởi, Đảng là “đứa con nòi” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam (trong xích xiềng nô lệ thực dân), được hun đúc bởi truyền thống yêu nước thương nòi Việt Nam, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nguyện chiến đấu và hy sinh vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước tự nhiên và tất yếu dẫn tới việc Đảng ra đời, làm nên bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Vềkhách quan,lúc bấy giờ, xã hội Việt Nam “giấu một cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”; bởi ở Việt Nam “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi”, cấp bách đòi hỏi “bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” và “chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”(6). Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện gánh vác trọng trách lịch sử sinh tử đó như một tất yếu không gì cưỡng và cản nổi. Và, ngày 3-2-1930, cuộc hội ngộ chín muồi giữa khát vọng độc lập tự do cháy bỏng của dân tộc với xu thế phát triển khách quan của thời đại toàn nhân loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà Đảng Cộng sản Việt Nam là người kết tinh, chung đúc những tố chất của một đảng vô sản kiểu mới và thực tế đủ bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ lãnh nhiệm trọng trách ấy của đất nước đặt ra và được nhân dân tin theo Đảng, trong thời đại mới.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả sự vận động tất yếu của lịch sử dân tộc, của thời đại và phù hợp với nhu cầu của nhân dân, được nhân dân thừa nhận, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Điều đó làm nênđịa vị lịch sửcủa Đảng một cách tất yếu. Sinh ra trong lòng dân tộc và đồng hành cùng dân tộc bẻ gãy gông xiềng nô lệ quàng lên cổ đất nước, giành lại độc lập cho Tổ quốc, lập nên chính quyền của nhân dân, và Đảng trở thành đảng cầm quyền. Vấn đề quan trọng hơn hết và quyết định tất thảy là, địa vị cầm quyền đó của Đảng đã được bảo đảm bởithực tiễn lãnh đạo cách mạngViệt Nam suốt hơn 86 năm qua; và,vị thế nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hơn 70 năm qua,dưới ngọn cờ của Đảng, trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và trọng thị. Vì, không có trọng trách gì nặng nề và vẻ vang hơn, dù trong hoàn cảnh nào, Đảng luôn là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam - giai cấp đại biểu cho yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến; Đảng không có lợi ích nào cao hơn rằng, Đảng là đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:“Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị(7).Mục tiêu phấn đấu của Đảng không có gì khác ngoài “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong vị thế vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Cũng bởi vì, “quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một... cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”(8). Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành “Đảng của chúng ta”, “Đảng của dân tộc chúng ta”... Đảng làđạo lý Việt Nam.

 

Và đi trên con đường xã hội chủ nghĩa tới cái đích cao quý ấy được Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra ngay lúc mới ra đời. Qua hơn 70 năm cầm quyền, Đảng cùng toàn dân tộc xây dựng nên một nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đanggiữ một vị thế mới trên trường quốc tế mà bất cứ ai cũng thấy. Qua 30 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta càng trưởng thành toàn diện. Trước thềm Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016), dư luận quốc tế nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là chính đảng duy nhất cầm quyền là một mô hình thành công đặc biệt và mô hình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nước đang phát triển vì rất nhiều mô hình đã được thử nghiệm, nhưng chưa thấy mô hình nào thành công”; “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một đất nước hòa bình và ổn định, với nền kinh tế không ngừng tăng trưởng khởi sắc. Thành công của Việt Nam cũng là thành công của toàn thế giới. Mô hình của Việt Nam đã đạt đến mô hình của chủ nghĩa xã hội”(9). Đó làtrí tuệ Việt Nammà Đảng là sự kết tinh và thể hiện tập trung, sinh động nhất như một lẽ tự nhiên, đáp lại sự khát bỏng về giải đáp nhu cầu lịch sử tất yếu.

 

Trọng trách cầm quyền của Đảng, vinh dự được cầm quyền của Đảng trước nhân dân là do lịch sử dân tộc giao phó và được nhân dân Việt Nam thừa nhận, ủy thác và tin theo, chứ tuyệt đối không phải “từ trên trời rơi xuống” hay sự sắp xếp chủ quan của bất cứ ai, sự ngộ nhận của bất cứ giai cấp, tầng lớp nào. Nhân đây, trước một số ý kiến lưỡng lự hoặc công kích về chuyện một đảng hay đa đảng ở Việt Nam, cũng xin được nói thêm. Từ những năm 40 tới những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, ở nước ta, còn có hai đảng là Đảng Dân chủ Việt Nam (ra đời ngày 30-6-1944 và tự giải tán vào ngày 20-10-1988) và Đảng Xã hội Việt Nam (ra đời ngày 22-7-1946 và tự giải tán tròn 42 năm sau đó, ngày 22-7-1988) đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng dân tộc Việt Nam tranh đấu vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là, Việt Nam đã từng và có một thời kỳ lịch sử không ngắn, ngót nửa thế kỷ, sau khi dân tộc giành lại độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân được hưởng nền tự do, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng có nhiều đảng chính trị khác hoạt động và tự giải tán, chứ đâu phải câu chuyện hão về “đảng toàn trị” hoặc đâu cần ai khuyến nghị “... muốn có dân chủ, phải đa đảng” (!).

 

Rõ ràng, từ năm 1930 tới nay, Đảng xuất hiện, “đứng mũi chịu sào” trước lịch sử và gánh vác trọng trách nhân dân giao phó là hợp quy luật, hợp lòng dân và hợp với xu thế phát triển của thời đại. Bởi, Đảng là “đứa con nòi” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được hun đúc bởi truyền thống yêu nước thương nòi Việt Nam, dưới ngọn cờ của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quyết phấn đấu, hy sinh và trưởng thành trong lòng dân tộc, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào công nhân chung đúc nên tư chất mà Đảng là hiện thân. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gánh vác trọng trách lịch sử là một tất yếu không gì cưỡng và cản nổi. Và, thực tế hoạt động hơn 86 năm qua, trong đó có 71 năm cầm quyền, càng khẳng địnhđịa vị cầm quyềncủa Đảng một cách tất yếu, phù hợp với lịch sử dân tộc, khát vọng của nhân dân và xu thế thời đại.

 

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, quy mô, tốc độ và chiều sâu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thế giới diễn biến phức tạp, khôn lường, hơn bao giờ hết, đòi hỏi chúng ta tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, theo hướng hiện đại và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đang đặt ra trước Đảng những trọng trách mới, với những thời cơ mới to lớn và những thách thức rất nặng nề.

 

Có thể nói gọn lại,lịch sử dân tộc Việt Nam sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đến lượt mình, Đảng đáp lại yêu cầu của lịch sử dân tộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô, tốc độ, chiều sâu của công cuộc phát triển đất nước và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Đó là biện chứng phát triển tự nhiên và tất yếu của dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nhu cầu phát triển tất yếu của đất nước hiện nay, trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới ngọn cờ của Đảng.

 

Đó làtính tất yếu cầm quyềncủa Đảng,tính chính danh, chính pháp, chính tínbảo đảm tư cách pháp lý và đạo lý để Đảng cầm quyền; và, qua thực tiễn,Đảngnâng cao và phát triểntính chính năng, chính thực, chính uyđể thực thi thành công trách nhiệm công việc cầm quyền của mình.

 

Vai trò lãnh đạo duy nhất, mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, trách nhiệm pháp lý và lịch sử cầm quyền của Đảng

 

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Đảng là ngườilãnh đạovà tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự khẳng định đó có gì khác với luận đề: Đảng ta là một Đảngcầm quyền, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định?

 

 Không. Đó là sự thống nhất tự nhiên. Lãnh đạo là một khái niệm mang nội hàm rộng hơn khái niệm cầm quyền. Nó bao hàm khái niệm cầm quyền; đến lượt nó, khái niệm cầm quyền lại phong phú hơn, cụ thể hơn và thể hiện tập trung và sinh động khái niệm lãnh đạo. Diễn đạt cụ thể, đây là cặp khái niệm thể hiện cái chung và cái riêng. Nhưng trên thực tiễn từ khi giành được chính quyền, trong cầm quyền có sự lãnh đạo, nhưng trong lãnh đạo, chỉ thể hiện mức độ nào đó sự cầm quyền trên ý tưởng và tầm nhìn. Sở dĩ cần khu biệt tương đối như thế, để có thể thống nhất, hiểu đúng và tổ chức một cách hiệu quả những công việc cầm quyền của Đảng hết sức phức tạp, sinh động và cụ thể hiện nay. Diễn đạt cách khác, qua đó, để Đảng nhận chân những công việc cần làm một cách khoa học và tất yếu của một đảng cầm quyền, theo vị thế mà Đảng định vị do Hiến pháp hiến định, chức năng mà đảng nắm giữ theo vị thế xã hội và trách nhiệm mà đảng cần thực thi theo bổn phận một cách minh bạch và dân chủ, trong khuôn khổ của pháp luật. Đó làtính chính danhcông việc cầm quyền của Đảng, với tư cách là duy nhất đảng cầm quyền, chứ tuyệt nhiên không phải là thứ “đảng toàn trị” như ai đó bôi nhọ hoặc xuyên tạc.

 

Nói khái quát, hiện nay, Đảng cầm quyền làsự tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện có quyền lực nhà nước và Đảng lãnh đạo xã hội bằng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đồng thời lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội và dân tộc Việt Nam bằng phương thức và nghệ thuật phù hợp thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

 Như thế, Đảng cầm quyền chính là, không phải việc gì Đảng cũng trực tiếp tổ chức thực thi, nhưng cũng đồng thời có nghĩa rằng, bất cứ việc gì diễn ra trong xã hội cũng không nằm ngoài tầm quán xuyến và chi phối của Đảng. Đảng là hạt nhân, là trung tâm của hệ thống chính trị, nhưng theo nghĩa nào đó, Đảng không phải là toàn bộ hệ thống chính trị. Nói cụ thể, Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng Đảng tuyệt đối không “lấn quyền” Nhà nước, không phải là Nhà nước, càng không phải là “Đảng hóa Nhà nước”; đến lượt mình, Nhà nước không phải là “bản sao” của Đảng, “Nhà nước hóa Đảng”, làm những công việc của Đảng và “đóng dấu bản quyền” Nhà nước lên đó. Nghĩa là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất hành động, dưới sự dẫn dắt của Đảng, Nhà nước hoàn thành trọng trách theo vị thế và chức năng của mình thực hiện mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước. Vì vậy,tầm nhìn chính trị bao quát nhưng cụ thể của Đảng - người lãnh đạo trong vị thế là người cầm quyền - phải là năng lực chuyên biệt nổi bật trước hết về chính trị của một đảng chính trị.Đó làchính năngcủa Đảng.

 

Nguyên tắc cầm quyền và trọng tâm của việc cầm quyền trước hết và trực tiếp là, Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nói riêng, lãnh đạo hệ thống chính trị - xã hội và toàn xã hội nói chung. Tất cảvì nhân dân là chủ, để nhân dân làm chủ và bảo đảm phục vụ vô điều kiện cho nhân dân thực thi vị thế và trách nhiệm của mìnhmột cách toàn diện, triệt để và sâu sắc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trên con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo để nhân dân là chủ và làm chủ đất nước, làm chủ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đó làmục tiêu tối thượngcủa sự nghiệp cầm quyền của Đảng. Nói cách khác, đó là yêu cầu về sự cân bằng và hài hòa giữa địa vị, vai trò cầm quyền và mục tiêu cầm quyền của Đảng đối với sự phát triển của đất nước hiện nay.

 

Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng Đảng giữquyền lực về chính trị, quyền lực về tư tưởng chính trị, quyền lực về tổ chức bộ máy và nhân sự, quyền lực về kiểm tra... chi phối và dẫn dắtđối với toàn bộ hệ thống chính trị và sự vận động của chế độ, của đất nước. Đó là vai trò tiên phong chính trị và trách nhiệm chính trị xã hội của Đảng. Đảng tự nguyện và tất yếu hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước xây dựng theo ý chí của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là bổn phận của Đảng hoạt động trong xã hội Việt Nam lấy thượng tôn pháp luật làm tối cao. Vai trò, các quyền năng và bổn phận đó của Đảng được nhân dân trao cho, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển bền vững của đất nước, sự trường tồn của dân tộc. Điều đó cũng tự nhiên như nhân dân ủy thác cho Nhà nước quyền lực của mình, và khi Nhà nước phụ lòng và “làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”(10), nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghĩa là, Đảng không phải, không thể, và trong thực tế phải giữ mình không được phép là cơ quan “siêu quyền lực”(!), “đứng trên quyền lực của Nhà nước và quyền lực của nhân dân”(!) “đứng ngoài, đứng trên Hiến pháp và pháp luật”... như có người ngộ nhận; và, khi dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân không được “đứng trên nhân dân”, “cai trị nhân dân”(!), như một số người vẫn lầm tưởng hoặc cố tình bôi nhọ. Những luận điệu vu cáo của một số người về điều ấy đã cho thấy, sự phủ nhận mà không thể phân biệt đúng sai thì chính lại là cái thiển lậu của những vị “thày bói xem voi”, cái thất bại của người kiêu ngạo tự cho mình nắm được chân lý, nhưng kỳ thực chỉ là thủ đoạn “đảo lộn khoa học”, như Ph.Ăng-ghen nói, hoặc như kiểu trò hề, như dân gian nói: “Mang thúng úp voi” mà thôi.

 

Theo đó, không thể “Đảng hóa Nhà nước” hay “Nhà nước hóa Đảng”...; càng không thể phạm vào quan liêu, mệnh lệnh, tham nhũng, lợi ích nhóm hay nhóm lợi ích..., dù là Đảng hay Nhà nước. Vì, Đảng cầm quyền chứ không phải Đảng là Nhà nước, Đảng làm thay việc hay tiếm quyền Nhà nước. Vì,Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Mọi “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(11). Trái nguyên tắc đó, Đảng sẽ biến chất, không xứng đáng là “đứa con nòi” của nhân dân. Nếu Đảng đứng trên, đứng ngoài pháp luật của Nhà nước thì nhất định Đảng không còn giữ vai trò là người lãnh đạo được nữa. Qua 71 năm cầm quyền, Đảng chưa bao giờ áp đặt với bất kỳ ai, bất cứ lực lượng nào “... phải thừa nhận quyền lãnh đạo của mình”, mà trái lại, Đảng không ngừng “phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”(12), như lãnh tụ Hồ Chí Minh khẳng định. Một lần nữa, đặc biệt nhấn mạnh, đó là phương châm cầm quyền của Đảng.

 

Đó cũng chính là sự thách thức từ thực tiễn, là yêu cầu đổi mới trước hết trong nhận thức về sự cầm quyền được định vị, phân định đúng chức năng và định rõ trách nhiệm của Đảng. Con đường dân tộc đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do Đảng lãnh đạo, đã rõ ràng, không thể đảo ngược nhưng đang chất đầy những khó khăn, cản trở, chông gai và thậm chí cả cạm bẫy. Đó là công việc của toàn xã hội, của toàn hệ thống chính trị, dưới ngọn cờ của Đảng, phải giải quyết. Và cũng hợp lẽ tự nhiên, theo quy mô, tốc độ và chiều sâu của sự nghiệp đổi mới,vị thế, vai trò, năng lực cầm quyềntrách nhiệm lịch sử - pháp lýcủa Đảng, vì thế, càng phải được tiếp tục khẳng định và không ngừng phải được nâng cao, ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mới ngày càng rộng lớn và sâu sắc.

 

Đó cũng chính là quy luật phát triển và trưởng thành của Đảng trong lòng dân tộc, cùng đất nước, nhịp bước với thế giới hiện nay.

 

Nguyên tắc cầm quyền toàn diện và duy nhất cầm quyền, phương châm cầm quyền của Đảng để nhân dân là chủ và làm chủ đất nước

 

Vềnguyên tắc:Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất kỳ ai hoặc buông lỏng quyền đó - quyền mà lịch sử và nhân dân giao phó cho Đảng là người “đứng mũi chịu sào” trước lịch sử. Làm trái đi là Đảng tự tước bỏ vị trí, vai trò cầm quyền của mình; là đi ngược với lịch sử, đi ngược với nguyện vọng của nhân dân và dân tộc mà Đảng là đại biểu trung thành, trái với đạo lý Việt Nam mà Đảng là sự chung đúc với tư cách “là đứa con nòi”; là thoái thác trách nhiệm lịch sử mà dân tộc giao phó trong vị thế “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

 

Vềphương hướng:Đảng cầm quyền để đưa nước Việt Nam độc lập tự do lên chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu bất di bất dịch, là xu hướng, là quy luật phát triển tất yếu của Đảng, của đất nước đồng thời là nguyện vọng của nhân dân lao động, trong thời đại ngày nay.

 

Vềphương châm:Đảng cầm quyềnđể nhân dân là chủnhân dân làm chủ, được thực thi và bảo đảm bởi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong một xã hội Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh phát triển không ngừng, được bảo đảm bởi pháp luật giữ vị thế thượng tôn. Đó cũng chính là biểu hiện tập trung nhất, sinh động nhất toàn bộ mục tiêu cầm quyền của Đảng. Nói cách khác, mục tiêu đó phải chi phối và quán xuyến toàn bộ hoạt động của Đảng. Vì Đảng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, Đảng “là đứa con nòi của giai cấp lao động” và Đảng “của cả dân tộc Việt Nam”.

 

Vềchiến lượcsách lược cầm quyền:Trên phương diện này, cần thấu triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Cáibất biếnlà mục tiêu cầm quyền chiến lược của Đảng, là lý tưởng phấn đấu cao cả của Đảng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Theo đó, Đảng hoạch định cương lĩnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ, trên cơ sở đó hoạch định những quyết sách chính trị theo từng giai đoạn một cách phù hợp. Điều cần khắc sâu là, tính chiến lược, thống nhất, phù hợp và hiệu quả phải xuyên suốt toàn bộ công việc cầm quyền của Đảng.

 

Phát triển cơ sở cầm quyền căn bản, phong phú, bền vững và rộng rãi của Đảng

 

Sự cầm quyền của Đảng không phải từ “trên trời rơi xuống”, “tự nhiên mà có”, như ai đó tự huyễn hoặc, càng không phải sự mơ ước ảo tưởng của ai, sự cứu cánh của một lực lượng xã hội chung chung hay sự tất yếu kinh tế, chính trị, xã hội... mơ hồ nào đó. Như thế, Đảng ta không còn là một đảng chính trị nữa, càng không đủ khả năng làm nhiệm vụ của đảng cầm quyền. Trái lại, công việc cầm quyền của Đảng phải được bảo đảm bởi những cơ sở lý luận và cơ sở hiện thực.

 

Vềcơ sởlý luận chính trị cầm quyền:Cái làm nền tảng để mọi hoạt động của Đảng diễn ra đúng quy luật và hợp lòng dân, hợp với thời đại làchủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Dù thế giới có đổi thay thế nào, cái bất biến về lý luận cầm quyền đó của Đảng không thể thay đổi. Điều đó không hề mâu thuẫn với việc Đảng chủ động không ngừng thâu thái những lý thuyết tinh hoa và tiến bộ khác trên thế giới một cách cầu thị lý luận và kinh nghiệm của các đảng cầm quyền trên thế giới; không kỳ thị và xa lánh những lý thuyết chính trị khác, thậm chí cả những lý thuyết chính trị không phù hợp với mình... để tự làm giàu một cách toàn diện lý thuyết và thực tiễn cầm quyền của Đảng. Đồng thời, tôn trọng và lắng nghe nhân dân, “học ở nơi dân chúng”, để tiếp thụ, thâu hóa thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận và kinh nghiệm cầm quyền của mình phục vụ nhân dân. Cần nhấn mạnh là, các tổ chức đảng hết sức xem trọng và nâng cao trình độ tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận nhằm phát triển lý luận cầm quyền hiện nay. Chỉ có như thế, Đảng mới thực sự có cơ hội, điều kiện và tự mở ra nhiều cơ hội và khả năng trong việc trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hợp với điều kiện cụ thể và xu thế phát triển của thời đại, không ngừng nâng cao tính cách mạng, khoa học của lý luận và thực tiễn cầm quyền.

 

Vềcơ sở pháp lý cầm quyền:Bước lên vũ đài lịch sử với tư cách là Đảng lãnh đạo cách mạng trở thành Đảng cầm quyền, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cùng với dân tộc, qua rèn luyện và tranh đấu, được lịch sử giao phó, nhân dân tin theo, Đảng là người duy nhất cầm quyền, được hiến định. Đảng ta không ngộ nhận càng không tự vơ vào mình trọng trách lịch sử đó, như bất cứ ai đều thấy. Đó là sự trưởng thành vượt bậc của Đảng trong lòng dân tộc và phát triển cùng đất nước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Qua đó, Đảng ngày càng vững mạnh và trưởng thành. Thực tiễn công cuộc cầm quyền của Đảng không chỉ được hiến định và pháp luật bảo vệ từ phương diệnpháp lýtrên vị thế “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” mà bền chặt và sâu sắc hơn là, uy tín chính trị trong nhân dân và bạn bè quốc tế và thực lực chính trị trong vị thế cầm quyền đã tôn vinh chỗ đứng vềđạo lýlương tâm“vừa là trí tuệ, vừa là danh dự” của dân tộc Việt Nam, với tư cách là “đứa con nòi của giai cấp lao động” nước ta.

 

Cả về bình diện pháp lý và phương diện đạo lý đã bảo đảm cho Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền một cách chính danh, quang minh chính đại chứ không “tự vơ lấy” quyền đó, không ảo tưởng về mình thực thi quyền đó, và càng không ai có thể bác bỏ được, tranh đoạt được quyền lực chính trị đó.

 

 Vềcơ sở kinh tế - xã hội cầm quyền:Tiếp tục xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng hiện đại, phát triển mạnh mẽ và bền vững, với xung lực là kinh tế tri thức; một xã hội có nền chính trị ổn định, văn minh và tiến bộ. Nói cách khác, không có sức mạnh của quyền năng kinh tế thật khó có sức mạnh bền vững của quyền lực lãnh đạo chính trị. Vì, hơn lúc nào hết, hiện nay, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, sức mạnh của nền kinh tế đất nước.

 

Do đó, ở góc độ khác, trên phương diện này, phải không ngừng tạo dựng cho đượcvăn hóa của sự phát triển bền vững, trước hết là văn hóa chính trị của Đảng,dựa trên nền tảng một nền kinh tế vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa; và tới lượt nó, tiếp tục chỉ đạo, dẫn dắt, thấm sâu vào toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, không ngừng chủ động hội nhập quốc tế đúng hướng và hiệu quả nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, trong bất cứ tình huống nào.

 

Vềsở xã hội - chính trị cầm quyền:Nhân dân muốn bảo đảm được quyền lực của mình, phải có sự lãnh đạo của Đảng; đến lượt Đảng, muốn giữ vững vị thế và vai trò cầm quyền của mình, cần củng cố cáinền nhân dân,phải coi trọng “dân là gốc”, “dân làm gốc”... Vì, Đảng ta là “đứa con nòi xuất thân từ giai cấp lao động”, bởi “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Không vì nhân dân, sự tồn tại của Đảng là vô nghĩa đối với lịch sử và đối với ngay cả cương lĩnh chính trị của Đảng. Trong điều kiện nước ta, việc xác định phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng của cách mạng, tập hợp dưới ngọn cờ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là mộtsáng tạo lớncủa Đảng cầm quyền. Đó cũng chính là tư tưởng “dân vi bản” (dân làm gốc), “phúc chu thủy tín dân do thủy” (làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước) của ông cha ta hàng ngàn năm nay, từ thuở dựng nước, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chung đúc và phát triển trong xây dựng Đảng, mà Đảng ta - “đứa con nòi của giai cấp lao động” và dân tộc Việt Nam tiếp thụ, kết tinh và thể hiện, trong thời đại mới.

 

Nội dung cầm quyền toàn diện nhưng nắm chắc khâu cơ bản và then chốt

 

Nhận sứ mệnh lịch sử dân tộc giao phó, là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, trước nhân dân Việt Nam về vận mệnh và sự phát triển của nước Việt Nam. Theo đó, nội dung cầm quyền của Đảng phải bao quát và chi phối một cáchtoàn diện, triệt đểsâu sắc toàn bộsự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ở đây, cần nhấn mạnh mấy vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan thiết nhất:

 

Trên bình diệnchính trị: Việc hoạch định đường lối chính trịlà trọng trách căn bản của Đảng. Nếu toàn bộ chiến lược phát triển của đất nướcthuộcquyền hoạch định của Đảng trên cơ sở góp ý xây dựng của toàn dân; và Đảng chịu trách nhiệm trước toàn dân về việc tổ chức thực tiễn đường lối chiến lược đó thì chất lượng và hiệu quả thực hiện đường lối chính trị đó, đến lượt nó,quyết địnhvị thế chính trị, sự tồn tại và vai trò cầm quyền của Đảng. Do đó, nâng cao trình độ hoạch định đường lối chính trị, với tầm nhìn chiến lược nhưng cụ thể và hiệu quả, là trọng trách trước hết, quyết định sự sống còn của công việc cầm quyền.

 

Mặt khác, Đảng có trọng tráchxác lập thể chế chính trị xã hội đất nướctrên cơ sở đường lối chính trị của Đảng trên ba bình diện: cơ cấu tổ chức chính trị xã hội, cơ chế vận hành xã hội và những điều kiện cần và đủ bảo đảm cho hai vấn đề trên. Theo đó, việclãnh đạo trực tiếp hệ thống chính trịlà công việcmang tính tất yếuđược bảo đảm bằng pháp luật.Lãnh đạo xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo hướng một nhà nước kiến tạo và phát triển, trên nền móng thượng tôn pháp luật.

 

Trên bình diệnkinh tế:Xây dựngthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây làmô hình kinh tế tổng quátcủa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vấn đề mấu chốt là, phải tăng nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn chặt với việc không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp và hiện đại, nâng cao năng lực tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

 

Việc phát triển kinh tế phải đồng thời với phát triển chính trị và văn hóa, thậm chí trong nhiều trường hợp tính chính trị và văn hóa của sự phát triển kinh tế phải được xem là quá trình đi trước sự phát triển kinh tế đơn thuần để tránh các quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vì tiền”, “tăng trưởng bằng mọi giá”, bất chấp sự hủy hoại môi trường sinh thái... như đã từng diễn ra ở các nước khác cùng tiến hành kinh tế thị trường và đã, đang chỉ ra cho chúng ta nhiều bài học nhãn tiền nguy hại. Đó làlợi thế so sánh tuyệt đốicủa sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, với xung lực là kinh tế tri thức, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và điều quán xuyến đó phải được thể hiện cụ thể từ việc hoạch địnhchiến lược phát triển kinh tế - xã hộitới việc xây dựnghệ chính sách công cụ quản lý vĩ mô và hệ chính sách đòn bẩynhằm quản lý và phát triển nền kinh tế - xã hội hài hòa và bền vững.

 

Trên phương diệnvăn hóa - xã hội:Đây là một trong những lĩnh vực cầm quyền chủ yếu của Đảng.Trên nền tảng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, dân tộc và hiện đại, việc trực tiếp và trọng tâm của Đảng tiếp tục làxây dựng văn hóa chính trịnói chung,trực tiếp làvăn hóa cầm quyền của Đảng nói riêng.Nói cách khác, là xây dựngmột nền văn hóa trong Đảnghiện đại, dân chủ và tiến bộ. Đó phải là một nhân tố rường cột, một bộ phận hữu cơ trong tổng thể chiến lược xây dựng mộtnền văn hóa của sự phát triển đất nước mạnh mẽ và bền vững,tích cực, chủ động hội nhập quốc tế một cách hài hòa và hiệu quả.

 

Trên lĩnh vựcđối ngoại, an ninh, quốc phòng:Chủ động hội nhập quốc tế, với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, luôn cầu thị, không kỳ thị, không xa lánh, không biệt phái, “không gây thù oán với một ai”, dù các đảng cầm quyền hoặc chưa cầm quyền trên thế giới, như Chủ tịch
Hồ Chí Minh mong muốn. Lấy độc lập dân tộc làm căn bản, gìn giữ hòa bình, hữu nghị làm trọng sự, coi hợp tác làm động lực, tôn trọng mọi đối tác, mọi đối trọng,... trên nền tảng bang giao hòa hiếu của dân tộc, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...

 

Có thể hình dung, nội dung cầm quyền xoay chung quanh việc xử lý hiệu quả cácmối quan hệ lớn,mang tính cơ bản, mệnh hệ tới con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ;... theo tám phương hướng cơ bảndoCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011)và 15 phương diện, 6 nhiệm vụ trọng tâmdo Đại hội XII của Đảng quyết sách. Cần khắc sâu, trong 6 nhiệm vụ trọng tâm, Đảng thực hiện 2 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, đủ thấy tầm vóc và sự cần thiết về vấn đề cốt tử này.

 

Và, chủ động xử lý tốt hàng loạt những quan hệ chủ yếu, phát sinh khác xuất hiện trên lộ trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc nói chung và xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch nói riêng.

 

Phương thức cầm quyền dân chủ, linh hoạt nhưng tập trung, thống nhất và hiệu quả của Đảng

 

Nếutrước đây, khi Đảng ta chưa giành được chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo nhân dân lao động giành lấy quyền lực nhà nước, lập nên Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nướcthìhiện nay, Đảng tiếp tục tìm tòi và phát triển cácphương thức lãnh đạo dân chủ theo hướng ngày càng phát huy năng lực và hiệu lực quản lý xã hội, tổ chức, huy động lực lượng và sức mạnh nhân dân bằng tổng thể các biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý thông qua bộ máy của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hệ thống chính trị - xã hộiđể thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nói khái quát, mọi phương thức cầm quyền của Đảng phải bảo đảm Đảng thực thi mục tiêu để đất nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, để nhân dân thực sự là chủ và làm chủ, để dân tộc đại đoàn kết và hòa mục quốc tế bốn phương; qua đó, nâng vao vị thế, sức mạnh và uy tín cầm quyền của Đảng.

 

Mối quan hệ giữa mục tiêu cầm quyền và phương thức cầm quyền của Đảng là mối quan hệ giữacái bất biến và cái khả biến, giữa mục tiêu và phương tiện.Phương thức cầm quyền cơ bản của Đảng hiện nay là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sử dụng và giám sát Nhà nước trong vị thếcông cụ quyền lực pháp lý, mộtphương tiện có hiệu lực pháp lýđểtổ chức và quản lý xã hội mới, phát triển mọi tiềm lực và sức mạnh của toàn dân tộctheo đường lối chính trị của Đảng, một cách dân chủ, pháp quyền và đạo đức. Theo đó, Đảng tập trung vào ba bình diện chủ yếu của việc cầm quyền theo pháp luật:một là,lãnh đạo lập pháp;hai là, đi đầu, nêu gương tuân thủ pháp luật;ba là,kiểm tra, giám sát, kỷ luật bảo đảm việc hành pháp thật sự hiệu lực và hiệu quả, công việc tư pháp công minh, công bằng, dân chủ và nghiêm nhặt.

 

Vềnguyên tắc,phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phảitrực tiếp,toàn diệnnhưng cótrọng điểm, trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước theo hướng chuyển mạnh từ Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, bằng sắc lệnh sang Nhà nước kiến tạo phát triển và thượng tôn pháp quyền.Do đó, các cấp ủy nắm chắc tối thiểu 5 phương diện sau đây, gọi là 5 “cầm”, trong việc tăng cường vai trò cầm quyền đối với Nhà nước (và rộng lớn là các thành viên của hệ thống chính trị):Một là, cầm đạo;hai là, cầm cương;ba là, cầm tướng;bốn là, cầm tâm;năm là, cầm thời.Đảng cầm quyền một cách dân chủ trên nền tảng pháp quyền xã hội chủ nghĩa tự do và đạo đức, phù hợp với luật pháp quốc tế.

 

Vềphương châmthực hiện,có thể trước hết là,nhất thể hóa chức danhlãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, trước mắt là thực thi người đứng đầu các cấp, tức làĐảng “hóa thân”sự lãnh đạo của mình trong sự quản lý của Nhà nước, trên từng phương diện của đời sống kinh tế xã hội một cách phù hợp và thận trọng. Theo đó, Nhà nước đổi mới chức năng, nhiệm vụ của mình theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tinh thần thượng tôn pháp luật, làm tốt công việc kiến tạo và quản trị quốc gia, do Đảng lãnh đạo, trên nền tảng xây dựng mộtxã hộithật sự gắn dân chủ với pháp quyền; từng bướcnhất nguyên chế về bộ máy,khi đủ điều kiện, bảo đảm công việc cầm quyền tập trung thống nhất và dân chủ.

 

Theo hướng đó, tất yếu không ngừng“phi hành chính hóa” các đoàn thể chính trị - xã hội, trên cơ sở đổi mới chức năng, nhiệm vụ, vị thế, vai trò và tổ chức bộ máy - cán bộ của các tổ chức nàytrong chỉnh thể hữu cơ hệ thống chính trị, theo hướng rõ ràng, tinh gọn, liên thông và thành thạo.Nói cụ thể,tiếp tục đổi mới và cấu trúc lại hệ thống chính trị nước ta theo lộ trình đổi mới sự cầm quyền của Đảng đối với toàn bộ đời sống đất nước phù hợp với sự vận động của đất nước trên lộ trình dân chủ hóa, được bảo đảm bằng pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

 

Nghĩa là, đã đến lúc phảigắn chặt việc nhất thể hóa chức danh với nhất nguyên chếcác bộ máy chồng lấn, trùng lắp hoặc song trùng trong hệ thống chính trị, trước hết là Đảng với Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Không như thế, chúng ta không thể hy vọng đạt được việc kiến tạo một hệ thống chính trị tương dung với công cuộc đổi mới hiện nay; không thể gỡ bỏ tình trạng không rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên, hậu quả “lắm sãi không ai đóng cửa chùa” đang tồn tích; không thể tháo gỡ cấp bách gánh nặng về bộ máy cồng kềnh, cán bộ “đông mà không mạnh”, “vừa thừa, vừa thiếu” tồn tại suốt mấy thập niên qua. Ở đây, nổi bật một bài học về phương pháp luận, rằng nếu có cái gì đó đáng phải mất đi theo quy luật dù đang hiện tồn có vẻ như hợp lý, thì chúng ta nhất định phải đẩy nhanh cho nó mất đi; cái gì sẽ nảy sinh theo quy luật, dù manh nha, mới mẻ và thậm chí còn yếu ớt thì không thể không nuôi dưỡng nó, dù rất khó khăn. Đó chính là quan điểm đúng đắn về sự phát triển, trên phương diện này. Chúng ta nhất định phải thực thi.

 

Trong tiến trình đổi mới phương thức cầm quyền, các tổ chức đảng đi đầu trong thực thi dân chủ, trước hết tăng cường đối thoại rộng rãi trong Đảng, dựa hẳn vào nhân dân để xây dựng Đảng một cách toàn diện; cầu thị lắng nghe sự góp ýphê bình, phản biệntừ các thành viên của hệ thống chính trị và nhân dân một cách công khai, minh bạch từ xây dựng đường lối, tổ chức thực tiễn và bố trí cán bộ, nhất là ở tầm chiến lược; mọi đảng viên phải sống trong lòng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

 
 

Cơ chế cầm quyền minh bạch, dân chủ và thống nhất của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam là hiện thân của sự kết hợp biện chứng giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào yêu nước và phong trào công nhân, là “đứa con nòi xuất thân từ giai cấp lao động”. Do đó, toàn bộ sự cầm quyền là để nhân dân là chủ và làm chủ đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bởi vậy, một cách tự nhiênmối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước - Nhân dân là mối quan hệ máu thịt không thể gì cắt chia, không thể gì phá vỡ.Và một cách hợp lô-gíc và hợp điều kiện lịch sử, cốt lõi và bản chất của cơ chế cầm quyền của Đảng chính là sự vận hành và phát triển không ngừng mối quan hệ đó vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy mạnh mẽ, bảo đảm thực chất quyền và nghĩa vụ làm chủ của nhân dân theo pháp luật.

Nhưng bắt đầu từ đâu và như thế nào? Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, nếu luật pháp không theo sự tất yếu mà sửa đổi thì quốc gia tất sẽ nguy hiểm. Vì thế, trước yêu cầu mới rất cao và phức tạp của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, cần kíp phải phân định và làm rõ sự thống nhất và khác biệt giữa quyền lực chính trị của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng với quyền lực và quyền uy pháp luật, sự quản lý của Nhà nước là việc cấp bách. Tất nhiên sự phân định này không phải là sự tách rời, biệt lập hay đối lập, mà đây là sự khác biệt trong thống nhất về mục tiêu chung, hệ giá trị xác định của Đảng và Nhà nước là phụng sự Tổ quốc, phục vụ quyền làm chủ của nhân dân. Đây là cơ sở để tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước nhằm phục vụ nhân dân. Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong hoạt động của Nhà nước phải nhằm đạt tới Nhà nước thực sự là cơ quan quyền lực thể hiện ý chí của nhân dân và cũng là ý chí của Đảng. Thực tế đã và đang cho thấy, tình trạng Đảng “lấn sân”, bao biện Nhà nước... cần được khắc phục; nhưng đồng thời lại phải cảnh giác với khuynh hướng một số cơ quan nhà nước thoát ly sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với họ. Cả hai đều nguy hiểm như nhau!

 

Để thực hiện cơ chế đó, Đảng phảivững mạnhtrong sạch, thực sự xứng đáng vừa làngười lãnh đạo,vừa là“đứa con nòi”,vừa là“người đày tớthật trung thànhcủa nhân dân”chịu trách nhiệmtrước nhân dân về vị thế và vai trò cầm quyền của mình trong thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước thực sự làcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dândo Đảng lãnh đạo, cán bộ các cấp của Nhà nước phải xứng đáng làcông bộc của nhân dân;quyền lực của Nhà nước là thống nhất và sự thống nhất ở đây là, mọi quyền hành, mọi lực lượng là ở nhân dân, của nhân dân, nhân dân có quyền hạn và trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều nhằm tới xác lập, bảo đảm, hoàn thiện và nâng caođịa vị là chủ và năng lực làm chủ thực tếcủa nhân dân.Nhân dân làm chủ trực tiếp và các hình thức làm chủ khác, làm chủ thông qua Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội của mình, do Đảng lãnh đạo, theo pháp luật.Đảng lãnh đạo chuyển từ một Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính sang kiến tạo phát triển một cách dân chủ, công khai và minh bạch theo pháp luật. Nhưng, Đảng lãnh đạo để nhân dân là chủ và làm chủ là gì và như thế nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng. Trên phương diện này, càng nghiêm khắc đòi hỏi Đảng “không thiên tư, thiên vị”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn. Do đó, cùng với việc bảo đảm vô điều kiện việc thực thi quyền làm chủ trực tiếp (các hình thức tự quản, bằng quy ước cộng đồng, hương ước...), tiếp tục đổi mới cơ chế làm chủ gián tiếp của nhân dân (bằng và thông qua Nhà nước, các đoàn thể nhân dân...). Ở đây, các đoàn thể chính trị phải xứng đáng làngười đại diệnbảo vệquyền làm chủ của đoàn viên, hội viên của tổ chức mình; làmôi trường dân chủ thực sựđể nhân dân thực thi quyền dân chủ chính đáng theo điều lệ và pháp luật.

 

 Một cách tự nhiên, cần phải xây dựngcơ chế kiểm soát quyền lực thật sự dân chủ và minh bạch,thẩm xét tín nhiệm và định chế về từ chức, bãi miễn các thành viên của Chính phủ, đại biểu Quốc hội một cách dân chủ, công bằng, đúng pháp luật; đồng thời xác lập cơ chế xử lý hữu hiệu trong các trường hợp Quốc hội vượt quyền kiểm soát của quốc dân (chẳng hạn trưng cầu dân ý, thông qua Hiến pháp mới..., nếu cần). Vì,quyền lực tuyệt đối có nguy cơ sẽ sinh ra độc quyền tuyệt đối, đến lượt nó sẽ tham nhũng quyền lực tuyệt đối và các tệ nạn chung quanh vấn đề quyền lực tuyệt đối. Trên phương diện này, ở chừng mực nào đó, vẫn đang là mắt khâu còn yếu của chúng ta.

 

Nói khái quát, Đảng cầm quyền theo cơ chế:Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ - phục vụ nhân dân là chủ, tất cả nhằm bảo vệ và nâng cao vị thế, quyền lực và trách nhiệm làm chủ của nhân dân.Và, dù thế nào,Đảng chịu trách nhiệm lịch sửvề sự cầm quyền của mình trước nhân dân và dân tộc.

 

Phát triển nguồn lực đa dạng và nắm chắc khâu quyết định công việc cầm quyền

 

Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thành bại vị thế cầm quyền, năng lực và hiệu quả cầm quyền của Đảng. Trong số các nguồn lực, nổi bậtba nguồn lực chính yếubảo đảm cho sự cầm quyền.

 

Nguồn lực con người:Đâylà nhân tố căn bản, trung tâm trong các nguồn lực cầm quyền của Đảng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự bao gồm những phần tử ưu tú nhất của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân tộc. Cấp ủy các cấp thực sự là những cơ quan tinh hoa nhất của Đảng. Đặc biệt là, những ngườiđứng đầu cấp ủy các cấp phải là tấm gương chính trị thực sự toàn diện nhất. Xây dựngđội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mang tầm chiến lược ngang tầm nhiệm vụ; mặt khác, đẩy nhanh việctrí thức hóa, trẻhóađội ngũ cán bộ, đảng viên - nhu cầu, nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng và uy tín cầm quyền của Đảng. Người xưa dặn: “Cầu trị lấy nhân tài làm gấp”. Tiếp tục chỉnh đốn, xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược xứng đáng bao gồm các nhà chính trị có tầm nhìn xa rộng, tấm gương về nhân cách chính trị, văn hóa và liêm chính; đội ngũ tham mưu tinh nhuệ và trung thành; đặc biệt là đội ngũ cán bộ đứng đầu bộ máy các cấp của Đảng thật sự là những người ưu tú, tinh hoa. Mở rộng mọi con đường để thu hút nguồn nhân lực tinh hoa thực thi công tác đảng một cách dân chủ, minh bạch: Thi tuyển, tranh tuyển, tiến tuyển, bầu tuyển, cử tuyển,... Đồng thời, kiên quyết thanh lọc đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu một cách thường xuyên, theo phương châm định kỳ khảo hạch, bỏ phiếu tín nhiệm và bãi miễn, huyền chức khi không đạt yêu cầu cần thiết...

 

Tất cả nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,trước hết từ trong Đảng, một cách đồng bộ, thật sự tinh hoa và chuyên nghiệp. Về kiến tạo, rèn luyện, giáo dục và tự giáo dục liêm sỉ và đức hạnh của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, đội ngũ những người đứng đầu, xin nhắc lại ý tưởng của người xưa, cách đây dù gần 2.400 năm, về đạo đức và liêm sỉ: Trên mà không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, người hiền lành cũng biến thành kẻ gian tà. Và, cách đây hơn 200 năm, lời chiêm nghiệm và khuyên răn của tiền nhân vẫn mang ý nghĩa thời sự đối với chúng ta: Dân chủ là chế độ chính trị khó nhất, vì nó đòi phải có dân trí thật cao, nhưng người ta thường quên nâng cao dân trí của chính mình, khi nắm được chủ quyền; và, một cách tự nhiên, nếu người ta chà đạp công lý thì đó chính là sự sỉ nhục đức hạnh hàng đầu của kẻ cầm quyền. Điều đó cảnh tỉnh những biểu hiện của thói “kiêu ngạo cộng sản”, “đầu óc ông tướng, bà tướng”, “vua con”... đang là “nhược điểm chí tử” hiện nay ở không ít cán bộ, đảng viên.

 

Tổ chức bộ máy:Ở đây, vấn đề chính của chúng ta về phương pháp là, tiếp tục thẩm định cái quá khứ có thể chấp nhận được trong hiện tại và cái hiện tại mà chúng ta tiếp tục để cho nó tồn tại ở tương lai trong đổi mới và kiến tạo lại bộ máy theo phương châm bảo đảm sự phát triển liên tục để tiến tới sự ổn định mới ở đẳng cấp cao hơn. Do đó, theo tốc độ phát triển của quy mô, tính chất, mức độ của nội dung cầm quyền của Đảng đối với công cuộc đổi mới, tiếp tục cấu trúc lại nhằm tạo dựng một bộ máy cầm quyền của các cấp ủy thật thống nhất, đồng bộ, tinh gọn và hiệu quả. Đó là một nghệ thuật.

 

Giải thể các bộ phận trùng lắp về chức năng với các bộ phận khác, sáp nhập các bộ phận chồng lấn về chức năng, nhiệm vụ của nhau nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo theo hướngquyền hạn và trách nhiệm rõ ràng trên cơ sở một thể chế dân chủ nội bộ rộng rãi, sâu sắc nhưng cụ thể nhất và hiệu quả nhất trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luậtnhằm để kiểm soát, giám sát một cách minh bạch. Theo đó, chỉnh đốn và cấu tạo lại bộ máy tham mưu của Đảng và bộ máy của các thành viên hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận, từng thành viên theo hướng tương dung và phù hợp với tổ chức bộ máy các cấp ủy, chính quyền. Tất cả phải thật tinh gọn, tinh hoa, thành thục, liên thông, dễ kiểm tra, giám sát và dễ xử lý... khi cần thiết.

 

Nhân tố vật chất - kỹ thuật:Nỗ lực bảo đảm các phương tiện cầm quyền một cách hiện đại nhằm tạo sự thống nhất, thông suốt giữa các cơ quan của Đảng với nhau, giữa cơ quan của Đảng với các thành viên của hệ thống chính trị... Trước mắt,tin họcnhằmđiện tử hóacác mắt khâu xung yếu, cần kíp của các bộ máy lãnh đạo và tham mưu của các cấp ủy, trong điều kiện cho phép và khả năng có thể nhằm phục vụ kịp thời và hiệu quả công việc cầm quyền trên tất cả các phương diện, địa bàn trong tầm nhìn và chịu trách nhiệm của Đảng.

 

Phát triển và bảo đảm môi trường cầm quyền chính pháp, chính tín trong nước và sự hòa mục quốc tế bền vững chiến lược của Đảng

 

Toàn bộ sự cầm quyền của Đảng phải nhằm bảo đảm sựổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước;đến lượt nó,mọi sự phát triển đều phải nhằm tới bảo đảm sự ổn định cao hơn về chính trị - xã hội làm tiền đề, nền tảng vững chắc tiếp tục nâng cao chất lượng cầm quyền của Đảng ngang tầm quy mô, tốc độ và chiều sâu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.Hiện nay, trước yêu cầu mới, kế thừa kinh nghiệm hơn 70 năm cầm quyền,phát triểnphải trở thành mục tiêu của ổn định, là đẳng cấp của ổn định,vì không phát triển không thể nói tới bất kỳ một sự ổn định bền vững nào. Đó là sứ mệnh cầm quyền của Đảng trong công việc xử lý 8 mối quan hệ lớn theoCương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng; đồng thời, là tiền đề và môi trường để Đảng rèn luyện, không ngừng nâng mình lên một cách toàn diện ngang tầm sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay; nâng cao vị thế, sức mạnh và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

 

Đến lượt mình, không có sự phát triển của Đảng thì không thể nói tới bất cứ một sự phát triển nào của đất nước nói chung, và sự ổn định và phát triển của chính bản thân Đảng nói riêng. Đảng tiếp tục làtấm gương mẫu mực về gìn giữ, phát huy dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa,trở thành tiền đề, rường cột và sự mẫu mực cho các tổ chức chính trị - xã hội trong công việc phát triển, phát huy dân chủ, bảo đảm pháp luật thượng tôn. Không phát huy dân chủ ở trong Đảng không có dân chủ đầy đủ trong xã hội; không giữ kỷ luật nghiêm từ trong Đảng không thể phát triển nền pháp trị đất nước. Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục chuyển mạnh từquản lý hành chínhsangquản trị và kiến tạo, bảo đảm về mặt pháp lý để các tổ chức đảng, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng và đội ngũ đảng viêntiên phong gương mẫu thực thi Hiến pháp, pháp luật và chính sáchcủa Nhà nước, vừa trong tư cách lànhững người lãnh đạo hoạch định chính sách và pháp luật, giám sát, kiểm tra hoạt động của Nhà nướcvừa trong tư cách là những người thực thimột cách mẫu mực, những người phản biện minh bạch và dân chủ.Đồng thời, Nhà nướckiểm soát chính những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên của Đảng theo khuôn khổ pháp luật với phương châm thật sự “quốc pháp vô thân”, không có đặc quyền đặc lợi trong thực thi và chấp hành pháp luật.Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và nhân dângiám sáttoàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ở bất cứ đâu: từ nơi công tác tới nơi cư trú, góp ý phê bình đảng viên.

 

Không ngừng phát triển và bảo vệmôi trường pháp lýhiện đại, dân chủ và minh bạch, trước hết tiếp tục sửa đổi và bổ sung các vấn đề về Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm bảo đảm trên phương diện pháp lý vị thế và trách nhiệm cầm quyền của Đảng. Và đến lượt mình, Đảng tự chỉnh đốn, tự đổi mới mình, ngày càng trở thành dân tộc, cầm quyền theo Hiến pháp, pháp luật một cách khoa học và chính danh, chính thực, nâng cao chính năng, chính tín của công việc cầm quyền.

 

Đảngkhông ngừng xây dựng và phát triểndân chủtrong Đảng, trước hết là sựđoàn kết thống nhấtnội bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Mỗi cán bộ, đảng viên, từng tổ chức đảng phải bảo vệ nó như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đó cũng là nguyên tắc và phương sách để không ngừng chỉnh đốn bộ máy thật tinh gọn, thạo việc và trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, mỗi tổ chức đảng phải là một tấm gương, một môi trường mẫu mực và trong sáng về thực hành dân chủ đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Mỗi người đứng đầu cấp ủy, bộ máy của Đảng xứng đáng là người mẫu mực về tư tưởng, nhân cách và phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng tổ chức, lắng nghe và cầu thị đối với cấp dưới và đảng viên, tôn trọng và thực thi ý nguyện chính đáng của nhân dân. Xây dựng và giữ vữnglòng tin sâu rộng của nhân dânđối với Đảng là nhân tố quyết định sự thành công của công việc cầm quyền của Đảng. Đó làmôi trường căn bản, là tiền đề,là tấm gươngđểthực thi dân chủ toàn xã hội,rèn luyệnchính năngcủa cấp ủy, nâng caochính tíncủa tổ chức và từng cán bộ, đảng viên... nhằm bảo đảm và tôn vinh sựchính danhcủa tổ chức đảng - nền móng của vị thế, của năng lực, của uy tín và trách nhiệm cầm quyền một cách thành công của Đảng.

 

Đồng thời, Đảng tiếp tục xây dựng và phát triểnniềm tin chính trị chiến lược của bạn bè, đồng chí quốc tếđối với Đảng, với đất nước, nhận được sự ủng hộ rộng rãi và sâu sắc của các đảng cộng sản, đảng công nhân, các đảng cầm quyền và các đảng chính trị... trên thế giới là một trong những mấu chốt thành công. Đó chính là hiện thânphát triển môi trường cầm quyền bảo đảm tính chính danh và chính tín của Đảng trong chủ động, tích cực hội nhập quốc tế hiện nay và tương lai,với tư cách là đảng chính trị duy nhất chính pháp lãnh đạo đất nước.

 

Đề phòng, đẩy lùi và hóa giải nguy cơ đối với sự cầm quyền của Đảng

 

Như bất cứ một thực thể chính trị nào khác, Đảng phải luôn đối mặt và chủ động hóa giải các nguy cơ đối với sự phát sinh và đe dọa trong quá trình phát triển trên vị thế và trong thực hiện trọng trách cầm quyền của mình. Hiện nay, vấn đề đó đặt ra trước sự nghiệp cầm quyền của Đảng càng đặt ra cấp bách. Đó là lẽ tự nhiên nhi nhiên và cũng rất quan trọng trong bối cảnh thời đại và đất nước biến động ngày càng phức tạp và sứ mệnh cầm quyền của Đảng, vì thế, ngày càng to lớn và nặng nề hơn.

 

1- Nguy cơ chệch hướng trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở và Đảng ta luôn đề phòng sự xuất hiện và diễn biến của nguy cơ, thách thức này đối với mình. Vì, sự chệch hướng trong hoạch định đường lối và sự đổ vỡ về thực thi đường lối đồng nghĩa với sự cáo chung về vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng. Bài học xương máu của một số đảng cộng sản cầm quyền ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cách đây hơn hai mươi lăm năm trước đã cảnh báo hết sức nghiêm khắc điều đó.

 

Sự lường trước một lần nữa về vấn đề này vào tháng 1- 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng, có ý nghĩa cảnh báo cực kỳ nghiêm khắc. Đó làsự tiên liệu đúng đắntrong tiến trình tổng kết nghiêm khắc về thực tiễn cầm quyền,sự phát triển sáng tạovới tinh thần tự phê bình trong xây dựng, phát triển lý luận cầm quyền vàsự dũng cảm chính trịvề trọng trách cầm quyền ngày càng phức tạp, khó khăn mà Đảng được lịch sử và nhân dân trao cho trọng trách lãnh đạo xã hội và đất nước.

 

Trước hết là,ngăn chặn tình trạngcơ hội chính trị, a dua chính trị, thực dụng chính trị... trong một bộ phận cán bộ, đảng viên giữ trọng trách trong bộ máy của Đảng và Nhà nước ở các cấp, của hệ thống chính trị...,nhất là một số người tham gia trên phương diện hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị, đang tồn tại rất tinh vi, trên không ít lĩnh vực... Triệt tiêu tệ “địa phương hóa”, “cục bộ hóa”, “cát cứ hóa” đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước dưới đủ thủ đoạn: lợi dụng cái gọi là “sự đặc thù” để ban hành cái gọi là “chính sách riêng”, “đặc thù” nhằm mưu đồ phục vụ “lợi ích nhóm” và tụ lại thành những “sứ quân”, “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”... đi ngược lại đường lối chung. Dỡ bỏ tình trạng vừa vô tổ chức, vô kỷ luật, vừa cát cứ, khép kín, cục bộ... ở một số tổ chức đảng có nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của Đảng.

 

Thứ hai là,ngăn chăn tình trạng vừabảo thủ, trì trệ,vừađổi mới vô nguyên tắc về lý luận chính trị, trong hoạch định đường lối chính trịđã và đang tồn tại trong không ít người, ở không ít nơi. Sự “đóng cửa”, “khép kín” trong tư duy, ngại đổi mới, không chịu thâm nhập vào thực tiễn; tự cho mình “đúng đắn”, tự bằng lòng và tự ràng buộc mình vào những định đề có sẵn nhưng đã lạc hậu, đã bị cuộc sống vượt qua, vô hình biến thành trở lực đối với công cuộc đổi mới. Đồng thời, ngăn chặn một bộ phận nhân danh đổi mới, xa rời các nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đòi xét lại đường lối chính trị của Đảng.

 

Thứ ba là,ngăn chặn tình trạng cố tìnhlàm biến dạng đường lối chính trị, dưới mọi hình thức trong việc thực hiện; nhân danh đổi mới, sáng tạo một cách vô nguyên tắc, cố tình làm sai lạc việc hoạch định và thực hiện đường lối chính trịđang xuất hiện ở không ít nơi. Đẩy lùi tình trạng coi nhẹ những vấn đề có tính nguyên tắc, bất chấp nguyên tắc, kỷ luật, luồn lách tìm và lợi dụng những sơ hở của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nhất là một số tổ chức cố tình làm trái ở quy mô tập thể những quy định chung đó để mưu lợi cho họ, cho phe nhóm của họ, phá rối tình hình...

 

2- Nguy cơ buông lỏng, làm trái những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng

 

Ở không ít nơi,nguyên tắc tập trung dân chủbị không ít người, tổ chức đảng lợi dụng, cắt xén hoặc trương lên thành tấm bình phong để che đậy mưu đồ cá nhân và hành động phá rối tổ chức hoặc vô hiệu hóa tổ chức, thành “con dao hai lưỡi” để mưu đoạt lấy lợi ích cho bản thân, rắp tâm “chui sâu, leo cao” vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý. Nguy hại hơn, mượn hoặc nhân danh nguyên tắc này để đối phó với cấp trên, cô lập và vô hiệu hóa cấp dưới, biến tổ chức đảng nơi họ phụ trách thành “bầu trời riêng”, với “tôn ti riêng”... để thực thi mưu đồ cá nhân, phe nhóm,... Mặt khác, không ít người biến việc thực hiệnnguyên tắc tự phê bình và phê bìnhthành cái gọi là “vũ khí” rất màu nhiệm để tâng bốc, tán dương nhau nhưng lại nhân danh “thanh bảo kiếm chữa lành mọi vết thương”(V.I. Lê-nin) thực thi mưu đồ vu vạ, hãm hại đồng chí, hạ nhục và loại bỏ những người không cùng cánh với họ, để thao túng nội bộ Đảng nhằm “vinh thân phì gia”, phù phép cho lợi ích nhóm...

 

Kỷ luậtcủa Đảng, Điều lệ của Đảnglà pháp luật của Đảngbị không ít người ở một số tổ chức đảng biến thành “thanh kiếm phường chèo” với phe cánh họ, nhưng lại là “lưỡi gươm oan nghiệt” đối với đồng chí, nhất là những người trung thực, dũng cảm đấu tranh với các tệ nạn trong Đảng, mà họ là thủ phạm. Núp dưới chiêu bài “giữ nghiêm kỷ luật”, họ “thanh lọc đội ngũ” một cách có lợi cho họ. Thực chất, họ đã vô hiệu hóa sức mạnh của kỷ luật đảng, của Điều lệ Đảng, biến tổ chức đảng thành “vương quốc” riêng nhằm thực thi những mưu đồ cá nhân, vô hình tạo nên nạn bè phái, cát cứ ngay trong tổ chức đảng, trong cơ quan lãnh đạo của Đảng.

 

Có thể nói, với sự hành xử như vậy, hai nguyên tắc đó của Đảng đã bị bóp méo, cắt xén; và cách họ đã tự biến mình thành những người tha hóa, những “ông vua con”, làm công cụ phá hỏng đoàn thể và phá hoại tổ chức; biến những tổ chức đảng nơi họ phụ trách và sinh hoạt thành hoặc là “bầu trời riêng”, biến tổ chức thành “hữu danh vô thực” hoặc bị tê liệt, mất sức chiến đấu. Vô hình họ hạ thấp và tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

 

3- Nguy cơ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lo ngại là người đứng đầu suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, băng hoại về phẩm hạnh và lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

 

Đây là một thực trạng báo động, đang gây những hậu quả khôn lường. Nhưng điều đáng lo ngại là, tình trạng đó đang lan rộng, tỏa sâu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên của Đảng và leo cao, chui vào cả trong một số bộ phận của bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng. Tệ cơ hội chính trị, thực dụng chính trị, thói vô chính trị, sự băng hoại về phẩm hạnh đạo đức chính trị, về phong cách, lối sống... của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp, đang gây nhức nhối đối với toàn Đảng, gây bất bình, oán thán trong nhân dân.

 

Điều đáng lo ngại là, họ nhân danh Đảng, nhân danh tổ chức để làm những việc hủ bại, táng tận lương tâm: tham nhũng, ăn cắp của công, bòn rút của cải của Nhà nước, của nhân dân, chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy tội...Tham nhũng, nhất là tham nhũng quyền lực, là “giặc nội xâm”.Tình trạng “phai Đảng”, “nhạt Đảng”, “nhân danh Đảng” vì tư túng, tư lợi... đang lan nhiễm trong không ít cán bộ, đảng viên, có nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất nguy hiểm trong cả tư tưởng và hành động.

 

 Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa bè phái, nhất là tệ tham nhũng - “giặc nội xâm”- đang làm một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có không ít người giữ trọng trách “thoái Đảng”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm không ít tổ chức đảng mất sự thống nhất, mất khả năng lãnh đạo và mất sức chiến đấu. Nếu chậm trễ, không kiên quyết chủ động ngăn chặn một cách kịp thời, căn cơ và hiệu quả, cái hiểm họa “tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ” sẽ cận kề và lan rộng, như từng xảy ra đối với một số đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới. Quốc nạn tham nhũng: về vật chất, về chính sách, về quyền lực... không chỉ cá nhân mà còn có tính “tập thể”... ở không ít người, bộ phận đang làm xói mòn địa vị cầm quyền và phá vỡ năng lực cầm quyền của Đảng; làm xói mòn lòng tin chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, chế độ ta.

 

4- Nguy cơ xa rời cơ sở xã hội - chính trị của Đảng

 

Đảng là “đứa con nòi xuất thân từ giai cấp lao động”, “một lòng một dạ tận tụy phụng sự nhân dân”, vì “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”, “không thiên tư thiên vị” nên sinh thành, sống trong lòng và trưởng thành từ trong lòng nhân dân làsự sống còn của Đảng, là trí tuệ và là văn hóa của Đảngsuốt hơn 86 năm lịch sử của mình. Nói khái quát, một trong những nguồn gốc làm nên sức mạnh vô địch là Đảng sống và trưởng thành trong lòng nhân dân và dân tộc đại đoàn kết. Đó là bản chất tự nhiên của Đảng ta.

 

Nhưng hiện nay, không ít tổ chức đảng, đảng viên đi ngược lẽ tự nhiên ấy. Họ sống và làm việc theo kiểu “bề trên” quan liêu, cách bức với cơ sở, xa lạ với nhân dân. Họ là những “ông quan cách mạng”, “ông tướng, bà tướng” “công thần cách mạng”, “hạng người nói suông”... trong Đảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói. Một số người hành xử vô liêm sỉ, thậm chí đi ngược tâm tư, quyền lợi của nhân dân, gây bao nỗi ưu phiền, bức xúc, oán thán, thậm chí bất bình, phẫn nộ trong nhân dân, làm tổn hại thanh danh và uy tín của Đảng. Một số tổ chức đảng, dưới sự chi phối hoặc cầm đầu của một số người hoặc bị vô hiệu hóa hoặc đã đánh mất vai trò lãnh đạo của mình, không còn xứng đáng với sự tin cậy của tập thể, của nhân dân. Sự tự đánh mất vị thế, vai trò cầm quyền và tự sụp đổ của một số đảng cộng sản cầm quyền ở một số nước có nguyên nhân bắt đầu từ sự vi phạm lẽ tự nhiên xương máu này.

 

Nếu không còn chỗ đứng trên nền nhân dân, không sống trong lòng nhân dân và dân tộc, tức là không còn xứng đáng là “đứa con nòi của giai cấp lao động”, khi ấy nhất định thất bại và đổ vỡ tất yếu.

 

5- Nguy cơ vừa cát cứ, cục bộ, vừa phân ly, phá vỡ thống nhất, mà một số người đứng đầu là sự “kết tụ” dưới đủ hình thức và cấp độ, tẩy trừ “lợi ích nhóm” và những “nhóm lợi ích” làm phân rã Đảng

 

Đó là con đường ngắn nhất tự thủ tiêu mình và làm tê liệt sức mạnh tập trung của toàn Đảng. Rất tiếc, không ít người, không ít tổ chức ở không ít nơi mắc phải điều tệ hại và hết sức nguy hiểm đó. Đây là hậu quả trực tiếp của các thách thức trên. Tệ “anh hùng nhất khoảnh”, “trên có chính sách, dưới có đối sách”, thói tự cho mìnhđồng nhất tổ chức đảng với người đứng đầu bộ máy đảng...không còn là sự hiếm hoi. Một số người sử dụng chức vụ mà Đảng trao cho họ thành vật sở hữu (!) để ban ơn, để kéo bè kéo cánh, tham nhũng tập thể, kể cả thủ đoạntham nhũng quyền lực, thực dụng chính trị...Vô hình điều đó thổi phồng và làm trầm trọng hơn tệ cục bộ, bè phái, gia trưởng, “quan cách mạng”... trong không ít tổ chức đảng, biến tổ chức đảng thành “của riêng”, thậm chí có nơi kéo bè “cha truyền con nối”, kết cánh anh em dòng họ..., thủ tiêu bản chất, nhất là sự thống nhất trong Đảng; làm xuất hiện những “nhóm lợi ích”, rơi vào hội chứng “những củ khoai tây”, làm phân rã Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức một cách ngấm ngầm, tinh vi và nguy hiểm.

 

Nắm chắc và chủ động ngăn chặn điều đáng lo ngại là,sự phân ly về tư tưởng, lỏng lẻo, rệu rã về tổ chức, coi thường các nguyên tắc hoạt động của Đảngdiễn ra trong một bộ phận đáng kể cán bộ, đảng viên và ngay trong lòng một số tổ chức đảng, ở một số nơi tới mức không thể xem thường. Thứ “đạo đức ba mặt” (trước cấp trên, với công luận, trước cấp dưới), thói hành xử “lá mặt lá trái” (trong cuộc họp đối lập với ngoài hành lang), tệ “bằng mặt nhưng không bằng lòng”; cấp dưới không phục tùng cấp trên; sự chia rẽ, thậm chí “đối trọng” giữa các khuynh hướng về tư tưởng và lợi ích làm nảy sinh các “nhóm lợi ích” và “lợi ích nhóm” hết sức nguy hiểm... đang tồn tại trong không ít cán bộ, đảng viên, kể cả đảng viên giữ trọng trách của cấp ủy; bộ phận không phục tùng toàn thể, thậm chí đi ngược lại tập thể... diễn ra ở một số tổ chức đảng, đang phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong một bộ phận tổ chức đảng, vô hình thủ tiêu vai trò, sức mạnh chiến đấu của tổ chức đảng; đến lượt nó, các tổ chức đảng ấy bị vô hiệu hóa, bị tước bỏ, bị thủ tiêu sức mạnh của một tổ chức lãnh đạo và chiến đấu. Đó là “cục nghẽn mạch” chết người.

 

Để chủ động hóa giải hữu hiệu những nguy cơ ấy, phương châm bao trùm là, chúng takhông hoang mang, dao độngnhưng cũngkhông nóng vội, nửa vời; phảikiên quyết, kiên trìgiải quyếtdứt điểmvới lộ trìnhphù hợp, cụ thể; bảo đảm sựthống nhất, đồng bộ giữa xây và chống; đồng thời chọn đúngkhâuđột phávà giải quyếttrên tầm tổng thể; phát huydân chủrộng rãi và bảo đảmtập trung cao độ, giữ nghiêm kỷ luậtđủ mạnh ở mức cao nhất... kiên quyết giữ vững vị thế, nâng cao năng lực, hoàn thành trọng trách cầm quyền của Đảng.

 

Trước hết, đột phá đổi mới tư duy về Đảng Cộng sản cầm quyền làm mở đầu và làm nền tảng căn cơ nhưng cấp bách.Lúc này, hơn lúc nào hết, phải coi việc tiếp tụcđổi mới tư duy về đảng cầm quyềnlàm khâu đột phá về lý luận làm cơ sở, nền tảng, tiêu chí và động lực cho các khâu đột phá khác. Không bắt đầu giải quyết những vấn đề chung, nhất định vấp ngã trên những vấn đề cụ thể. Nói cách khác, toàn bộ công việc cầm quyền trước hết của Đảng phải được tập trung ở việc hoạch định và tổ chức thực thi đường lối chính trị thật sự cách mạng, khoa học, đúng đắn và hiệu quả.

 

Thứ hai, xây dựng và đổi mới đội ngũ cốt cán, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, đơn vị, cơ quan, tổ chức ngang tầm nhiệm vụ.Đột phá xây dựng cho kỳ được đội ngũngười đứng đầucác cấp ủy, cơ quan, đơn vị đồng thời là đội ngũthủ lĩnh ở các nơi nàygánh vác trách nhiệm cầm quyền của Đảng làkhâu đột phá then chốt. Cán bộ là gốc của công việc. Vì, đường lối chính trị phải được thực hiện trực tiếp và trước hết bởi độingũ người đứng đầu đồng thời là thủ lĩnhmột cách xứng đáng và ngang tầm, với tư duy mới về đảng cầm quyền. Đến lượt khâu đột phá xây dựng đội ngũ người đứng đầu, phải nhằm tạo dựng kỳ được đội ngũ cốt cán chung quanh người đứng đầu - thủ lĩnh, và tổ chức bộ máy chuyên môn, chức năng... nhằm tạo nênsức mạnh tổng thể của đội ngũ lãnh đạo, quản lý nói riêngvà đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị nói chungtương dung, ngang tầm với đường lối chính trị, thực tế đất nước và thời đại.

 

Khi đã cóđường lối chính trị đúng,việc cơ bản tiếp theo là, chọn đúng người“có gan phụ trách”, vì“chọn người và thay ngườicũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo”(13)(và những người cộng sự và bộ máy chuyên môn, chức năng của họ), nếu không nói là quyết định thành công của công việc cầm quyền.

 

Thứ ba, đột phá đổi mới về thể chế, cơ chế vận hành thể chế; siết chặt kiểm tra, mở rộng giám sát, giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và giám sát xã hội đối với Đảng phù hợp với pháp luật giữ vị thế thượng tôn, trên nền móng truyền thống quản lý xã hội dân tộc và tinh hoa chính trị quốc tế.

 

Vềthể chế,trong rất nhiều việc, cấp bách hoàn thiện hệ thống quy chế, lấy đó làm quy phạm chỉ đạo và điều chỉnh hoạt động của bộ máy đảng (cố nhiên bao hàm tất cả đảng viên dù giữ chức vụ hay không giữ chức vụ trong Đảng) trên cơ sở Điều lệ Đảng, quy chế hoạt động trong Đảng bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, bao quát trên tất cả mọi phương diện, mọi lĩnh vực và toàn bộ công việc của một đảng cầm quyền. Tổ chức bộ máy đảng các cấp gọn nhẹ, thông suốt: trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong kiểm tra, giám sát công việc và con người, gắn bó với nhân dân... một cách tự nhiên và dân chủ. Phải nhấn mạnh: Không dựa và sống trong lòng nhân dân, cầm chắc sẽ thất bại.

 

Đổi mớicơ chếvận hành thể chế theo hướng:đề caoquyền hạn cá nhân,bảo vệtrách nhiệm cá nhân vàkiểm soátquyền hạn gắn với trách nhiệm cá nhân; mở rộngtranh tuyểnmột cách dân chủ và bình đẳng gắn chặt với trách nhiệm giải trình minh bạch và kịp thời về quyền hạn gắn với trách nhiệm. Xây dựng và thực thivăn hóa trong chính trịmột cách chuẩn mực của một đảng cầm quyền, nhất là giữ nghiêm đức hạnh, liêm sỉ, liêm chính... phải có của cán bộ, đảng viên của một đảng cầm quyền.

 

Về kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng,không một cá nhân nào, tổ chức nào của Đảng được phép đặt ra ngoài mọi sự kiểm tra, giám sát của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của nhân dân. Nắm lấy nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm thống nhất và bình đẳng trong thực thi Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với mọi cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị, không có “vùng cấm”, không có “đặc quyền” hay bất cứ một ngoại lệ nào. Cần kíp xác lậpquy chế về từ chức, huyền chức, cách chức...một cách thống nhất, đồng bộ và kịp thời.

 

Về tham khảo, thâu hóa và tiếp biến kinh nghiệm chính trị của các đảng cầm quyền, các đảng chính trị trên thế giới, tinh hoa chính trị nhân loại, với thái độ cầu thị, nâng niu tất thảy sự tương đồng, tôn trọng mọi sự khác biệt... chúng ta gạn lọc, thâu hóa tinh hoa chính trị của các đảng chính trị để phục vụ thật tốt cho công việc cầm quyền của Đảng ta, nhất là bản lĩnh chính trị, khoa học và nghệ thuật cầm quyền... Làm trái đi, là tự bó mình và tự cô lập mình.

 

Trong tình hình mới, tối thiểu thực thi đồng bộ những vấn đề có tính quy luật và quy luật đó, cơ hội lớn phát triển quốc gia sẽ mở ra, thực lực mới đất nước sẽ mạnh mẽ, Đảng tiếp tục tôi luyện, khẳng định và bảo đảmvị thế cầm quyền tất yếu, năng lực cầm quyền khoa họcvớibản lĩnh cầm quyền cách mạng, gánh vác và chịutrách nhiệm lịch sử- pháp lý cầm quyền xứng đángtrước nhân dân và dân tộc, vươn lên ngang tầm yêu cầu phát triển mới vẻ vang của đất nước, phù hợp với sự vận động của thời đại. Đó là thời cơ lớn nhưng cũng là thử thách khắc nghiệt về vai trò, năng lực và trọng trách cầm quyền của Đảng hiện nay.

Tác phẩm đoạt giải khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất